Tìm hiểu về Samurai Nhật Bản
Tuy nhiên, điều này là chưa đủ để tạo ra một Samurai thực thụ. Để trở thành một Samurai, bạn cần hội tụ đủ các yếu tố trong tính cách như: lòng trung thành, dũng cảm và danh dự. Mỗi Samurai thời này sẽ đi theo hầu hạ cho 1 lãnh chúa và hết mực trung thành với ông.
Trang phục và vũ khí của Samurai
Điểm khác biệt lớn nhất trong phục trang của Samurai đó chính là chất liệu vải. Chất vải may Kimono cực kỳ thoáng mát, nhẹ nhàng và có khả năng hút mồ hôi tốt cho thấy sự sang trọng, quyền quý và đẳng cấp của các Samurai Nhật Bản thời đó. Trình độ hay đẳng cấp của Samurai còn được thể hiện qua chất liệu vải bền, tốt hơn so với những người mới nhập môn.
Còn đối với trang phục chiến đấu, Samurai sẽ khoác lên mình chiếc áo giáp với cân nặng từ 15 - 20 kg. Những chi tiết trên bộ giáp phần nào thể hiện được tinh thần mạnh mẽ của Samurai và bảo vệ họ khi ra chiến trường. Trong bộ giáp nặng trĩu, các Samurai vẫn phải hoạt động hết sức linh hoạt, nhạy bén. Đây là điểm cho thấy tinh thần kiên cường và khả năng đáng khâm phục của võ sĩ đạo Samurai.
Tinh thần võ sĩ đạo của Samurai
- Công bằng: Bất kỳ Samurai nào đều phải công bằng và công lý luôn được phân rõ ràng, rạch ròi. Đồng thời, việc trung thực và không sợ hãi khi đối diện với sự thật là yếu tố bắt buộc. Họ đặt việc danh dự bản thân lên trên tiền tài để từ đó không sa lầy vào những ham muốn vật chất và tinh thần trượng nghĩa bị mai một.
- Nhân từ: Trong một tập thể, việc các Samurai phải bao dung, lượng thứ đối với đồng nghiệp và mọi người xung quanh là điều hoàn toàn cần thiết. Họ phải cảm thông và từ bi đối với người khác. Văn hóa Nhật Bản cho rằng: lòng nhân từ, độ lượng sẽ tạo thành sức mạnh lớn lao để Samurai chiến đấu chống lại kẻ xấu chứ không phải uy hiếp những người thấp bé, yếu đuối.
- Tận tâm: Sự tận tâm là một trong những nguyên tắc sống của Samurai Nhật Bản. Khi họ thật sự tận tâm sẽ hạn chế được các xung đột liên quan đến lợi ích, tranh giành quyền lực...
- Chân thành: Trong bất kỳ thời đại nào, đối với một thị vệ hay cận vệ người ta đòi hỏi người này phải thật sự chân thành. Bởi chân thành là phẩm chất đạo đức tốt để giữ gìn và lan tỏa. Các võ sĩ Nhật Bản không cần dùng lời nói để diễn tả mà chỉ cần nhìn vào hành động để minh chứng. Một khi họ đã hứa, nhất định bằng mọi giá thực hiện lời hứa đó và có trách nhiệm với bất cứ những gì mình làm.
- Can đảm: Không chỉ có võ sĩ Nhật Bản Samurai mà bất kỳ người lính hay quân nhân nào cũng phải thừa hưởng đức tính can đảm. Khi chiến đấu các Samurai sẽ dùng sức mạnh, lý trí, sự nhạy bén và lòng can đảm để chiến thắng đối thủ. Đối với họ, cái chết không hề đáng sợ mà là chết trong vinh dự hay trong nỗi nhục nhã mới là vấn đề họ quan tâm.
- Coi trọng danh dự: Danh dự quan trọng hơn bất cứ điều gì! Đối với một người võ sĩ, tinh thần chiến đấu đi đôi với danh dự, họ chiến đấu để gìn giữ, bảo vệ danh dự của mình. Vì thế, danh dự là thứ Samurai luôn tuân thủ và lấy làm tự hào.
- Tôn trọng: Lòng tôn trọng của Samurai không chỉ dành cho chủ tướng, các cộng sự mà còn đối với kẻ thù. Vì đối với họ, nếu không thể hiện sự tôn trọng với kẻ thù thì cho dù trở nên bất bại cũng chỉ là một con thú khỏe mạnh và khoe khoang.
Kết luận: Tinh thần Samurai - Di sản quý giá của Nhật Bản
Tinh thần Samurai, hay còn gọi là Bushido, là di sản văn hóa quý giá của Nhật Bản, đã hun đúc nên bản sắc dân tộc và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân qua hàng nghìn năm lịch sử.
Những giá trị cốt lõi của tinh thần Samurai như lòng trung thành, danh dự, can đảm, tự chủ, và lòng nhân ái vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay, không chỉ truyền cảm hứng cho người dân Nhật Bản mà còn lan tỏa đến bạn bè quốc tế.
Tuy thời đại Samurai đã qua đi, nhưng tinh thần Samurai vẫn luôn hiện hữu trong xã hội Nhật Bản hiện đại, thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, sự kỷ luật, ý chí phấn đấu và lòng tự tôn dân tộc. Việc gìn giữ và phát huy tinh thần Samurai là trách nhiệm chung của mỗi người dân Nhật Bản, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển và thịnh vượng.
Nhận xét
Đăng nhận xét