Chuyển đến nội dung chính

Giải Mã Văn Hóa Sumo Nhật Bản

Sumo bắt nguồn từ đâu

Sumo lần đầu tiên xuất hiện trong các hoạt động Tôn giáo, vào mùa thu. Nó được xem như một nghi lễ xem bói mùa vụ trong năm có được bội thu hay không, đều dựa vào kết quả thi đấu. Với mục đích để tạ ơn các vị thần Nhật Bản và cầu cho một mùa bội thu. Người ta thường tổ chức lễ cúng tại điện thờ. Sau đó vào thời Nara, sumo chính thức vào hoàng cung và trở thành cuộc thi hàng năm. Nó cũng được coi là nguồn gốc của judo. Ngoài ra, do có sự tham gia và tài trợ của hoàng gia, sự kiện này đã hình thành và gần gũi hơn với đấu vật sumo hiện đại.

Ở Nhật Bản sumo được xem là nghi lễ tôn giáo (đạo Shinto hay Thần Đạo). Hay cũng là một môn võ nghệ và võ đạo


Vào thời đại Yamato, Nara và Heian, các trận đấu vật sumo thường được tổ vào ban ngày.


Một cuộc đấu sumo sẽ được bắt đầu bằng nghi thức giậm chân và khởi động của các võ sĩ. Sau đó họ tự bốc một nắm muối ném vào võ đài, rồi cúi xuống trừng trừng mắt nhìn nhau như một hình thức để tẩy uế. Một trận đấu Sumo thường chỉ kéo dài từ vài giây đến một phút. Võ sĩ nào đẩy được đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn (Dohyo) hoặc vật ngã. Hay làm cho bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể đối thủ (trừ lòng bàn chân) chạm đất sẽ dành chiến thắng.


Trọng lượng của các võ sĩ Sumo

Để trở thành vận động viên chuyên nghiệp, các Sumo phải cố gắng tăng cường sức khỏe, cân nặng và trở nên khỏe khoắn hơn. Không có quy định cụ thể về hạng cân trong môn Sumo chuyên nghiệp. Nên trọng lượng của các võ sĩ hàng đầu khác nhau rất nhiều. Để có được thân hình khổng lồ như vây, các vận động viên phải áp dụng chế độ ăn uống theo tiêu chuẩn đặc biệt. Ăn nhiều món có hàm lượng dinh dưỡng cao.


Món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày là Chankonabe. Một loại lẩu thập cẩm rất ngon chứa nhiều thịt, rau, cá, đậu hũ, mì ăn liền kèm nước luộc gà. Thật không may là việc cố gắng tăng trọng lượng cơ thể kết hợp với sử dụng nhiều rượu,… Dẫn đến tuổi thọ của các Sumo thường ngắn hơn khoảng mười năm so với tuổi trung bình của đàn ông Nhật Bản.


Trọng Tài

Trọng tài của trận đấu sumo được gọi là Gyoji. Gyoji có nhiệm vụ phân định thắng thua và chủ trì các nghi thức Thần đạo liên quan đến trận đấu. Thông thường các, trọng tài chính trên võ đài có cân nặng chỉ khoảng 45-55 kg. Họ mặc như một thầy cúng Thần đạo, miệng thì hò hét “nhào vô”. Tay cầm thẻ lệnh trông giống cái “quạt” gọi là “Gunbai” để ra lệnh. Ở 4 góc của võ đài sẽ là 4 trọng tài phụ. Các trọng tài phụ đầu là các tay võ sĩ nổi tiếng đã về hưu.

Giống như các đấu sĩ, trọng tài cũng có nhiều cấp bậc. Trong đó, cấp cao nhất gọi là Tate-gyoji.

Kết luận: Sumo - Nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của Nhật Bản

Sumo không chỉ đơn thuần là một môn thể thao, mà còn là biểu tượng văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc dân tộc Nhật Bản. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Sumo đã hòa quyện vào đời sống tinh thần của người dân, thể hiện tinh thần võ sĩ đạo, đề cao sự tôn trọng, kỷ luật và lòng trung thành.

Ngày nay, Sumo vẫn giữ vị trí quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, thu hút du khách quốc tế bởi những màn so tài mãn nhãn và những giá trị văn hóa độc đáo. Việc gìn giữ và phát huy Sumo là trách nhiệm chung của cộng đồng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc và quảng bá hình ảnh Nhật Bản đến bạn bè quốc tế.




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thanh Kiếm Katana Nhật Bản: Biểu Tượng Của Sức Mạnh Và Văn Hóa Samurai

Nhật Bản, một đất nước với nền văn hóa và lịch sử phong phú, không thể không nhắc đến thanh kiếm Katana - biểu tượng của sức mạnh, danh dự và tinh thần samurai. Thanh kiếm Katana không chỉ là một vũ khí mà còn là một tác phẩm nghệ thuật, một biểu tượng văn hóa quan trọng đã được gìn giữ qua hàng thế kỷ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá lịch sử, cấu tạo, quá trình rèn kiếm và ý nghĩa văn hóa của thanh kiếm Katana Nhật Bản.     1.Lịch Sử Của Thanh Kiếm Katana Katana bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Muromachi (1336-1573), một thời kỳ mà chiến tranh liên miên giữa các lãnh chúa phong kiến (daimyo) khiến nhu cầu về vũ khí chất lượng cao tăng lên. Khác với các loại kiếm trước đó, Katana có thiết kế độc đáo với lưỡi kiếm cong, một lưỡi sắc bén và tay cầm dài giúp tăng cường khả năng chiến đấu của các samurai. Trong suốt các thời kỳ lịch sử, đặc biệt là thời kỳ Edo (1603-1868), Katana không chỉ là vũ khí mà còn là biểu tượng của địa vị xã hội và tinh thần võ sĩ đạo (bushido). Sam...

Khám Phá Thế Giới Matcha Nhật Bản: Tinh Hoa Trà Xanh

Nhật Bản, đất nước của những nghi lễ trà đạo và sự tinh tế trong từng chi tiết, đã mang đến cho thế giới một loại trà đặc biệt - matcha. Matcha không chỉ là một loại đồ uống, mà còn là biểu tượng của sự tĩnh lặng và nghệ thuật. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng khám phá thế giới matcha Nhật Bản, từ lịch sử, quy trình sản xuất đến các loại matcha phổ biến. Lịch sử của Matcha Matcha có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỷ 12 bởi các nhà sư Phật giáo. Ban đầu, matcha được sử dụng trong các nghi lễ trà đạo và dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản. Ngày nay, matcha không chỉ xuất hiện trong các buổi trà đạo mà còn được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và làm đẹp. Quy Trình Sản Xuất Matcha Trồng và chăm sóc cây trà:   Các lá trà được trồng trong bóng râm khoảng 20-30 ngày trước khi thu hoạch. Quá trình này giúp lá trà tăng cường chlorophyll và amino acids, tạo nên màu xanh tươi và hương vị đặc trưng của matcha.     ...

Khố Fundoshi của người Nhật

  Bạn đã từng nghe về khố fundoshi của người Nhật hay chưa? Loại khố này có hình dáng ra sao và người Nhật ngày nay liệu có còn sử dụng loại khố này? Hãy cùng tìm hiểu tiếp theo đây. Tại Nhật Bản vào những màu lễ hội, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh những người đàn ông mặc khố tham dự vào các hoạt động truyền thống trong suốt lễ hội diễn ra. Vậy loại khố này có tên là gì, liệu có nhiều loại khố khác nhau hay chỉ có một loại duy nhất, và người Nhật mặc khố vào dịp nào, hãy cùng chúng tôi khám phá những thông tin thật thú vị thông qua bài viết sau nhé! Fundoshi là gì? Fundoshi là chiếc khố Nhật, hay còn gọi là quần lót truyền thống của người Nhật Bản, được làm từ một tấm vải dài. Đây là loại khố mà mọi người thường thấy ở trang phục của các võ sĩ Sumo khi thi đấu. Fundoshi là đồ lót lựa chọn của mọi nam giới trưởng thành Nhật Bản, dù giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Mỹ phổ biến quần lót co giãn. Fundoshi có nhiều loại với kiểu dáng ...